Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013
Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013
Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013
Cúng Việc lề họ Đinh, Long An, 6/3/2009
Lễ cúng việc
lề
Cúng Việc lề là nghi thức cúng truyền thống theo việc
đã thành lề thói, thành lệ, được hình thành trong quá trình khai phá, khẩn
hoang vùng đất Nam bộ của người Việt. Tín ngưỡng này không có ở miền Bắc và
không rõ ràng ở miền Trung.
Cúng Việc lề khá phức tạp, đa dạng vì ở Nam bộ, tín
ngưỡng này bao hàm nhiều nội dung được đan ghép vào nhau. Người dân Nam bộ quan
niệm về tín ngưỡng này khá rõ ràng, rạch ròi như một công thức: "Trước hết
là cúng Việc lề, sau là sẵn cúng đất, cúng cô hồn, cầu an cho dòng họ".
Cúng Việc lề là cúng các vị thủy tổ dòng họ của những
lưu dân từ miền Trung đi vào Nam khẩn hoang, lập làng từ vài thế kỷ trước. Do
gốc gác cư dân từ miền Trung nên thức cúng việc lề của họ cũng là những món ăn
truyền thống của miền Trung như thịt phay, cháo nấu ám (cháo nấu thật nhừ với
cá lóc để nguyên cả con)…
Điểm đặc biệt trong nghi thức cúng Việc lề là người
cúng cố tái hiện lại cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực của ông bà, tổ tiên thời xưa
đi khẩn hoang ở Nam bộ, như thức cúng chỉ dọn trên đệm bàng hoặc chiếu trải
dưới đất ngoài sân. Chén bằng gáo dừa, đũa làm bằng que tre… Thức cúng đều là
những món ăn mộc mạc, đơn sơ, phản ánh hoàn cảnh sống thiếu thốn, như cá lóc
nướng trui, cháo ám, cá để nguyên vảy, không chặt bỏ kỳ, vi, đuôi (vì không có
dao); rau ráng luộc (rau mọc dại ven sông), mắm sống, cốm nổ rang v.v…
Cách thức cúng như thế nhằm để con cháu đời sau hình
dung phần nào cuộc dấn thân phiêu bạt tìm đất sống gian nan của tiền thân, từ
đó nhớ ơn tổ tiên và cố gắng sống cho xứng đáng với sự hy sinh ấy.
Cúng Việc lề còn là dạng "giỗ hội", là ngày
"hiệp kỵ" tổ tiên của một dòng họ, những bậc tiền bối quá vãng từ 4
đời trở về trước được tổ chức cúng gom chung lại thành giỗ "Cửu huyền thất
tổ". Các bài vị thờ quá 4 đời trong nhà sẽ được con cháu chuyển về thờ
chung nơi miếu họ, từ đường… để rồi đến ngày giỗ của dòng họ sẽ tổ chức
"giỗ hội" chung một lần. Ngày giỗ hội có thể chính là ngày cúng việc
lề, hoặc là ngày mất của vị thủy tổ, hay chọn một ngày trong tháng tảo mộ (gọi
là "lễ chạp"), thường vào tháng chạp âm lịch…
Cúng Việc lề hoàn toàn mang tính cách riêng tư của
từng dòng họ, nên mỗi dòng họ tự quy ước với nhau về ngày cúng và thức cúng,
như là một hình thức ghi "gia phả sống". Xưa kia do chiến tranh, loạn
lạc, bắt bớ, truy nã… nên nhiều gia đình, dòng họ phải thay tên đổi họ, đốt bỏ
gia phả để tránh liên lụy, do đó ngày cúng, thức cúng được quy định trong cúng
việc lề được xem như một “ký hiệu riêng" của nhiều dòng họ ở Nam bộ .
Chính nhờ những "ký hiệu riêng" ấy trong cúng Việc lề mà người cùng
dòng họ có thể nhận biết được nhau trên bước đường lưu lạc.
Cúng Việc lề còn nhằm cầu an cho dòng họ, khấn bái ông
bà, tổ tiên quá vãng phù hộ con cháu tránh được mọi điều rủi ro, dịch bệnh, tai
ương.
Cúng Việc lề cũng bao hàm cả nghi thức cúng thí thực.
Người ta cúng một mâm cơm để ngoài sân dành cho cô hồn, cho những vong linh xấu
số "xiêu mồ lạc mả", chết khi phiêu bạt, tha phương trên bước đường
khẩn hoang, kiếm sống, không có con cháu cúng kiến, thờ tự. Trong tâm thức của
cư dân Việt, Nam bộ họ không chỉ muốn chia xẻ, an ủi những vong linh xấu số, xa
lạ mà còn tin rằng trong số những linh hồn bơ vơ, vất vưởng ấy còn có cả họ
hàng, thân thích trong gia tộc mình đã chẳng may bỏ mình chốn rừng thiêng nước
độc nào đấy vì đi khẩn hoang, vì tha phương cầu thực hoặc vì nạn đao binh.
Cúng Việc lề hầu như luôn kèm theo cúng đất (tức cúng
tạ thổ, cúng chủ thổ), là một dạng tín ngưỡng xuất xứ từ tục cúng "tạ thổ
kỳ yên" của cư dân vùng Ngũ Quảng trong quá trình khẩn hoang ở Nam bộ. Tín
ngưỡng "tạ thổ" rất được xem trọng và đã được địa phương hoá. Do
thiên nhiên Nam bộ khi mới khai phá còn quá khắc nghiệt (thú dữ, rừng thiêng,
nước độc, dịch bệnh…), nên người ta cúng đất nhằm ngụ ý mua hay thuê, hoặc mượn
tạm đất của thần linh để gia đình dòng họ được yên ổn làm ăn sinh sống.
Trong trường hợp tổ tiên dòng họ đi từ Trung vào Nam
bằng tàu ghe thì trong lễ cúng Việc lề người ta lấy thân chuối làm thành chiếc
tàu nhỏ, trên đó đặt thức ăn, được xem như lương thực đi đường - để đưa tiễn tổ
tiên – sau đó chiếc tàu này được thả trôi nơi ngã ba sông rạch.
Tóm lại, cúng Việc lề là tín ngưỡng đặc thù của địa
phương Nam bộ, được hình thành từ thời khẩn hoan đến nay đã trên dưới 300 năm.
Hiện nay, tại vùng ngoại thành, thành phố Hồ Chí Minh cũng như các vùng nông
thôn Nam bộ, tín ngưỡng này còn được lưu giữ khá đậm nét ở nhiều dòng họ lớn
như một sinh hoạt văn hoá đặc thù có tác dụng gắn kết cộng đồng, củng cố tình
thân gia tộc, dòng họ, bộc lộ sự đồng cảm, lòng nhớ ơn của con cháu đối với
nguồn cội, tổ tiên và công cuộc mở đất của các bậc tiền thân.
LỄ RƯỚC BÀI VỊ TỔ TIÊN KIẾN HỌ ĐINH
CHƯƠNG TRÌNH
LỄ RƯỚC BÀI VỊ TỔ TIÊN KIẾN HỌ ĐINH
Ngày 25. 12 Nhâm Thìn
9:00 Có mặt tại nhà thờ
9:30 Họp ban tổ chức
10:00 Bắt đầu chương trình chính thức ( Diệp)
-
Giới thiệu chương trình và thành phần tham dự
- Một phút mặc niệm tưởng nhớ tổ tiên kiến họ Đinh và
chiến sĩ trận vong
10:15 Giới
thiệu về cúng Việc Lề và nhà thờ kiến họ Đinh (BS.Khai)
10:30 Huấn
từ (Ô. Đinh Văn Dung)
10:40 Lễ
cúng và thỉnh bài vị lên bàn thờ
11:00 Con
cháu tiến hành lễ bái
11:30 Ăn
trưa
Bài phát biểu của Đinh Văn Khai
LỄ RƯỚC BÀI VỊ TỔ TIÊN KIẾN HỌ ĐINH
Cúng Việc lề là lễ cúng để
tưởng nhớ công ơn tổ tiên của một dòng họ, khai phá
vùng đất hoang sơ trước
đây để trở thành trù phú và con cháu được hưởng như hôm
nay và là dịp để mọi người trong dòng họ
gặp mặt nhau, cầu an cho dòng họ, khấn
bái ông bà, tổ tiên quá vãng phù hộ con cháu tránh được mọi điều
rủi ro, dịch
bệnh, tai ương.
Cúng Việc
lề còn là dạng "giỗ hội", cúng tổ tiên của một dòng họ, những bậc
tiền bối quá vãng từ 4 đời trở
về trước được tổ chức cúng gom chung lại thành
giỗ "Cửu huyền thất tổ".Các bài vị thờ quá 4 đời trong nhà
sẽ được
con cháu chuyển về thờ chung nơi nhà thờ họ, từ đường… để rồi đến ngày giỗ của
dòng họ sẽ tổ
chức "giỗ hội" chung một lần.
Đối với kiến
họ Đinh, việc cúng Việc lề từ nhiều năm nay theo truyền thống được tiến hành hàng
năm vào
ngày mùng 10 tháng 2 Âm lịch và do các chi họ tổ chức luân phiên tại
nhà.Trong thời
gian khá lâu vì con
cháu càng ngày càng
đông nên việc cúng tại nhà có phần khó khăn cho nên chúng ta cùng quyết định
xây
dựng nhà thờ họ để việc cúng tế được ổn định tại chổ .
Vào năm 2004 với
sự đóng góp công của của tất cả con cháu họ Đinh , nhà thờ Gia tộc họ Đinh được
xây
dựng xong và chính thức khánh thành . Việc cúng tế ổn định mỗi năm đều phát
triển do các con cháu đóng
góp chung hằng năm . Số tiền quỹ đến nay đã được 12
triệu để lo tế tự .Đến nay chúng
ta muốn có bài vị
chính thức của các đấng tổ phụ , những người bắt đầu vào Nam
định cư và an vị tại xóm Trại, Mỹ Yên,
Bến Lức, Long An từ
bấy lâu nay.
Có bài vị thờ
cúng , chẳng những tổ phụ chúng ta được nơi an vị ấm áp mà các danh xưng cũng
được rõ
ràng từ hàng cố tổ trở xuống là ba đời hậu duệ .
Và từ đây việc
tế tự cũng được xúc tiến thuận lợi đông đảo trong các con cháu trong họ.
Sau đây kính
mời hai vị cao niên trong kiến họ Đinh có vài lời huấn từ cùng các con cháu.
Xin kính mời ông Đinh Văn Dung và ông Đinh Văn Nhan
phát biểu.
Bài phát biểu của Ông Đinh Văn Dung
Tôi tên Đinh Văn Dung, 92
tuổi, là anh của ông Đinh Văn Nhan 90 tuổi, chúng tôi vắn tắt có đôi lời .
Các người xưa thường nói: “ Cây
có cội nước có nguồn “ , ai ai cũng có ông bà tổ tiên là người sinh thành và
chúng ta phải nối dõi, đó là luật trời đã định.
Vậy chúng ta phải nhớ công ơn của các tổ phụ mà giữ gìn sự hiếu thảo, đền ơn dưỡng dục sinh thành, lúc nào cũng nâng niu chăm chút sự đoàn kết để chung lo sự phận của cháu con.
Vậy chúng ta phải nhớ công ơn của các tổ phụ mà giữ gìn sự hiếu thảo, đền ơn dưỡng dục sinh thành, lúc nào cũng nâng niu chăm chút sự đoàn kết để chung lo sự phận của cháu con.
Không vì một chút suy tư
không vừa ý mà ghét bỏ lẫn nhau dẫn đến sự thiếu đoàn kết gắn bó đùm bọc lẫn nhau,
chăm lo tế tự ông bà tổ tiên cho chu đáo.
Kết thúc việc diễn từ, bây
giờ là giờ phút quan trong : thỉnh các
bài vị tổ tiên lên bàn thờ kiến họ.
TRỞ VỀ XÓM NHỎ
MÊNH MÔNG MẮT NHÌN XA PHÍA TRƯỚC
XÓM TÔI LẤP LÁNH NẮNG VÀNG TRƯA
XÓM TÔI TRONG QUANG CẢNH LƯA THƯA
XÓM NHỎ ĐÔI MƯƠI GIAN NHÀ LÁ
CŨNG CÓ BỜ TRE , CÓ VƯỜN RAU CÂY TRÁI
CŨNG CÓ CUỘC ĐỜI MỘT NẮNG HAI SƯƠNG
CŨNG NƯƠNG NHAU
GẮN BÓ RUỘNG VƯỜN
BA HỌ PHẠM ,DƯƠNG, ĐINH QUÂY QUẦN TRONG XÓM NHỎ
TỔ PHỤ ĐÃ RA ĐI , MẢ MỒ CÒN ĐÓ
ĐỊA DANH NÀY CON CHÁU NHỚ MUÔN ĐỜI
VẠN XUÂN
25-3-1998
TÔI TRỞ VỀ CON SÔNG BA CỤM
KHÁ LÂU TÔI TRỞ VỀ KHÚC SÔNG MƠ ƯỚC
HỎI BẠN HIỀN, SÔNG NƯỚC CỦA TÌNH XƯA
THỜI GIAN TRÔI QUA
KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA
ĐÃ LẠNH LÙNG LÊ BƯỚC, KẺ THA HƯƠNG
BIẾT BAO ANH HÙNG KHÍ PHÁCH ĐÁNG THƯƠNG
ANH DU KÍCH TRẦM MÌNH Ô RÔ, MÉ RẠCH
THỜI GIAN TRÔI QUA CŨNG ĐÀNH RỦ SẠCH
ĐỜI MÌNH CHO TỔ QUỐCCHO TÊN SÔNG
SÁNG TỎ ĐỊA DANH ANH HÙNG SÔNG BA CỤM
7.06.1987
Đinh Văn Nhan
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)